Có ba chiến lược cơ bản để xử lý nội dung nghèo nàn: cập nhật, chuyển hướng hay từ chối lập chỉ mục. Cộng tác viên Kristopher Jones xem xét chúng và cho rằng hãy luôn giữ mục đích về nội dung khi tiến hành bất cứ thay đổi nào. Vài người nhìn vào các thay đổi mà Google tiến hành với thuật toán của họ như là việc bổ sung các quy tắc và án phạt, nhưng phần lớn trường hợp thì công ty này chỉ tái phục hồi lại thứ tự hiện có. Thuật toán Panda vào 2011 giới thiệu một cấu trúc mới của các yếu tố xếp hạng của Google và được thực thi để giữ các nội dung nội dung tệ sẽ không được xếp hạng cao. Panda có một tác động lớn vào ngành và thay đổi cách SEO và SEM tiếp cận việc tạo nội dung. Với thuật toán mới, không chỉ nội dung nghèo nàn giảm giá trị của trang, mà nó cũng giảm giá trị chất lượng tên miền của bạn nữa. Thông thường thì việc phân tích trang nên được tiến hành đơn lẻ để đánh giá các chiến thuật khác nhau sẽ tận dụng được giá trị của mỗi trang đơn lẻ. Có ba chiến lược cơ bản để xử lý nội dung nghèo nàn: Bạn có thể cập nhật hay chuyển hướng nó hay sử dụng thẻ noindex trên trang web mà bạn không muốn có mặt trong chỉ mục tìm kiếm. Mỗi chiến lược có lợi điểm khác nhau, dù quyết định của bạn phụ thuộc vào mục đích và bản thân nội dung. Hỏi các kỹ sư Google liệu việc giữ các nội dung nghèo nàn, cập nhật hay loại bỏ chúng hoàn toàn sẽ tốt hơn và bạn sẽ nhận được các câu trả lời khác nhau. Sau đây là câu trả lời của nhà phân tích xu hướng quản trị web của Google, John Mueller: https://youtu.be/FU5kYFGqPK8 Các cân nhắc về việc cập nhật nội dung Phụ thuộc vào kích cỡ của trang web hay blog của bạn, bạn có thể có hàng trăm bài viết nghèo nàn và lạc hậu cần phải được tối ưu. Chúng tôi định nghĩa các nội dung nghèo nàn và lạc hậu như sau: • Các bài viết dưới 400 chữ. • Không có tập trung từ khóa. • Không tối ưu theo các thực thi SEO tốt nhất (nhồi nhét từ khóa, hồ sơ liên kết spam và tương tự thế). • Nội dung lạc hậu. • Nội dung trùng lặp. Không phải tất cả mọi người đều coi nội dung nghèo nàn và lạc hậu là “xấu”. Có rất nhiều tình huống mà chúng có thể bổ sung giá trị cho trang web. Ví dụ như ai đó có một bài viết cũ có tên “Các thực thi tốt nhất trong thiết kế web” thì vẫn là một nguồn tốt cho liên kết trỏ về và truy cập, họ có lẽ không muốn thay đổi bài viết vì sợ mất đi truy cập. Câu hỏi ở đây là “Cũ như thế nào?”. Nếu bài viết đó từ năm 2012, có khả năng cao là bài viết đó không phục vụ gì cho người dùng, có quá nhiều thứ thay đổi trong cộng đồng thiết kế web tính từ lúc đó. Trong trường hợp này thì việc phân tích dữ liệu là quan trọng, như là dòng truy cập, các liên kết trỏ về và xếp hạng từ khóa, nhưng theo thời gian thì tín hiệu người dùng tệ sẽ làm giảm giá trị của trang web đó dưới con mắt của Google. Không ai tìm kiếm thông tin thiết kế web hiện nay lại quan tâm đến nội dung từ năm 2012. Khi quyết định giữa việc loại bỏ hay cập nhật nội dung hiện có, hãy hỏi bản thân bạn các câu hỏi sau: • Vai trò mà trang web đóng góp trong hành trình của người mua hàng ngày nay? • Liệu trang web đó vẫn phù hợp với những thứ mà ngành hay doanh nghiệp của bạn cung cấp? • Liệu bạn vẫn nhận được truy cập hay sự tham gia từ trang web đó không? Trong các ngành kỹ thuật cao, như là dược phẩm, kế toán hoặc pháp lý, nội dung cần được cập nhật thường xuyên để phù hợp với các quy định hiện thời. Với tất cả những điều đó, hãy xem xét trường hợp nào cần loại bỏ hay cập nhật nội dung nghèo nàn trên trang của bạn. Chuyển hướng hay loại bỏ nội dung Có rất nhiều lý do bạn sẽ xem xét việc loại bỏ các nội dung với nhau, như là nó bị trùng lắp hay là nội dung do người dùng tạo ra. Nhưng có các lý do khác để xem xét loại bỏ nội dung trước khi thay thế chúng. • Nội dung không phù hợp với sản phẩm hiện thời. • Các trang vị trí không phản ánh đúng vị trí của doanh nghiệp. • Các nội dung không lỗi thời không phản ánh được các xu hướng của ngành hay các thực thi tốt nhất. • Các nội dung theo chủ đề đã lạc hậu hay không còn hiện hành. • Nội dung không tuân theo các quy định hiện thời. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc cập nhật hay thay thế nội dung không có giá trị với khách hàng của mình và có tỷ lệ thoát cao. Tôi không khuyến nghị việc chèn một cổng 404 vào trang web có xếp hạng từ khóa và thay vì đó khuyến nghị chuyển hướng 301 tới một trang phù hợp để duy trì mạng lưới liên kết. Với tất cả các trang web trùng lặp hay lạc hậu, hãy chèn một thẻ noindex để tránh ảnh hưởng tới phần điều hướng nội bộ của bạn, trong khi vẫn loại bỏ nó ra khỏi kết quả tìm kiếm. Nếu một trang web vẫn nhận được vài thông số tích cực, nhưng không phù hợp với sản phẩm hiện thời hay xu hướng của ngành, hãy cân nhắc đặt chuyển hướng 301 tới một nguồn phù hợp có thể bổ sung giá trị. Chiến lược này nên được tuân theo cho các trang lạc hậu, cũng như các trang pháp lý đã lỗi thời. Ví dụ để cập nhật nội dung Mặt khác, có thể có vài bài viết blog và các nội dung cũ vẫn bổ sung giá trị cho SEO nếu được tối ưu đúng. Điều này đưa lại nhiều lợi ích so với việc tạo nội dung mới: • Tốn ít nhân công hơn. • Đã có liên kết trỏ về và mạng lưới liên kết. • Có thể làm tăng thứ hạng từ khóa. • Duy trì kích cỡ trang web, tăng tỷ lệ được lập chỉ mục. Thậm chí việc đặt lịch cho hệ thống CMS để cập nhật các bài viết của bạn để khiến chúng xuất hiện mới hơn trong kết quả tìm kiếm có thể làm tăng thứ hạng từ khóa. Bạn cũng có thể xem xét việc cập nhật tất cả các tiêu mục, mô tả meta và các đoạn thông tin mở rộng để làm tăng tỷ lệ nhấp chuột của các bài viết và cả độ phù hợp với các từ khóa cụ thể. Hãy xem xét việc chuyển mục đích của nội dung cũ và cập nhật nó với nội dung đa phương tiện. Xem xét việc tạo ra một diễn họa hoặc video để hỗ trợ nội dung và chia sẻ trong các mạng xã hội và qua các kênh email. Một chiến lược thông minh là cập nhật và viết lại nội dung khi bạn có thể. Như là một sự đầu tư, bạn không cần phải loại bỏ các trang web bạn mất thời gian tạo ra nhưng nếu nó có ý nghĩa và bổ sung thêm cho thương hiệu của bạn, thì tôi sẽ làm điều đó. Đánh giá nội dung thường xuyên Phân tích các trang là một tác vụ khó khăn. Một chuyển hướng 301 hay 302 tệ sẽ dẫn tới các vấn đề cho trải nghiệm người dùng và điều hướng nội bộ của bạn. Để giải quyết các vấn đề của nội dung trở nên lạc hậu, quan trọng là lên lịch cho việc đánh giá nội dung hàng năm, đi vào từng trang web để đánh giá hiệu năng và độ phù hợp của nó với trọng tâm của trang web của bạn. Sử dụng các công cụ như Screaming Frog hay Moz để giúp bạn đi vào từng trang để phân tích nội dung nghèo nàn và kém hiệu quả nằm ở đâu. Các cuộc đánh giá thường xuyên có thể là bước đầu tiên để tìm ra các cơ hội mới để tiếp cận tới khách hàng của bạn và mang lại nhiều giá trị hơn.