Cộng tác viên Eric Enge cho chúng ta biết làm thế nào để xác định một trang web có phù hợp cho các từ khoá mà nó tập trung hay không và làm gì khi nó không phù hợp. Tất cả chúng ta đều muốn có thứ hạng tốt, nhưng có những lúc dường như không thể làm được điều này. Có rất nhiều nguyên nhân để thứ hạng sụt giảm, và như tôi đã chỉ ra gần đây, thì đôi khi dường như Google chỉ không quan tâm đến thứ hạng như bạn cho một truy vấn mục tiêu. Điều đó có thể gây thất vọng cho bất cứ ai, đó là lý do tại sao bài báo trước của tôi khuyến nghị một cách để xác định liệu từ khoá mục tiêu của bạn có phù hợp với cụm từ mà bạn muốn xếp hạng hay không. Đôi khi tốt hơn là theo đuổi các từ khoá mà bạn biết được sẽ có cơ hội xếp hạng tốt hơn, thay vì những từ khoá mà bạn muốn xếp hạng. Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ nói về các yếu tố mà Google có thể sử dụng để xác định liệu một trang web có phù hợp với từ khoá mà nó nhắm mục tiêu hay không. Tạo ra một trang web là chưa đủ Chỉ vì ta tạo ra các trang web nhắm mục tiêu một từ khoá hay một chủ đề cụ thể không có nghĩa là bạn sẽ được xếp hạng với các cụm từ đó. Tóm lại, ta không biết liệu Google có tin điều đó hay không. Hãy đặt ra tình huống như sau: 1. Bạn muốn xếp hạng với một cụm tìm kiếm cụ thể nhưng hiện tại không được. 2. Google đang xếp hạng nội dung các đối thủ của bạn ở top 10 kết quả nhưng không có bạn. 3. Bạn muốn biết liệu Google có cho rằng trang của bạn là một tiềm năng hay không. Giờ khi ta đã có các mục thì hãy đi sâu hơn. Thống kê thứ hạng Một trong những cách tốt nhất để xem thứ hạng tiềm năng của một trang web là xem nó đã được xếp hạng cho những gì. Điều này có vẻ đơn giản và hiển nhiên, nhưng tôi sẽ đi sâu hơn một chút chứ không chỉ xem xét đơn giản các từ khoá hàng đầu. Đáng để ta phân tích sâu hơn để xem những thông tin gì ta có thể có, không chỉ bằng cách xem những gì ta được xếp hạng, mà là những gì các đối thủ được xếp hạng, và cấu thành của các từ ngữ trong các cụm từ đó. Bước đầu tiên là lấy các cụm từ mà bạn đang được xếp hạng. semrush-data Khi bạn đã có dữ liệu xếp hạng cơ bản, bước tiếp theo là lợi dụng dữ liệu đó để tìm kiếm các bộ từ khoá bổ sung. Để làm vậy, ta sẽ tập trung vào các cụm từ mà trang của ta được xếp hạng (trong top 10) và sau đó đếm tất cả các từ riêng lẻ bao gồm trong các cụm từ khoá đó. Giả sử bạn muốn xếp hạng với cụm “phụ kiện màu xanh của nhà sản xuất”. Kết quả sẽ trông giống như sau: your-search-query-data Giờ hãy lặp lại quá trình đó với thứ hạng của các đối thủ cho cụm từ “phụ kiện màu xanh của nhà sản xuất”. Sau khi xong nó sẽ trông giống như sau: your-site-plus-competition-bad-news Lúc này ta có rất nhiều thông tin cho ta biết Google đánh giá trang của bạn thế nào, hoặc không hề có. Bạn có hiển thị với một số cụm từ liên quan hay không? Nếu có thì từ khoá mục tiêu của bạn có thể cho bạn thứ hạng, dù bạn hiện không hiển thị trong top 50 cho mục tiêu đó. Nếu bạn đang xếp hạng với các từ khoá liên quan, Google ít nhất xem rằng bạn đang phù hợp. Tình huống 1, ta cần giúp đỡ Nhưng có một vấn đề với dữ liệu ở trên. Hãy để ý là trang bên trái đang xếp hạng chỉ với các từ khoá có trong tên thương hiệu công ty. Điều này là không tốt khi ta đang cố gắng để xếp hạng với cụ từ “phụ kiện màu xanh của nhà sản xuất” và cụm đó không thấy đâu cả. Điều này cho ta thấy là Google không sắp xếp trang web này với từ khoá mà ta nhắm mục tiêu. Nếu bạn không thấy các từ khoá mục tiêu của mình hiển thị trong các kết quả tìm kiếm đó có thể là một dấu hiệu cho thấy sự khó khăn. Bạn hoặc đang có các vấn đề lớn về nội dung liên quan tới từ khoá mục tiêu hoặc một vấn đề độ tin cậy liên quan tới chủ đề đó. Tình huống 2 thì tốt hơn nhiều Hãy xem xét một tình huống tốt hơn: your-site-plus-competition-good-news Dữ liệu cho thấy ta đang tốt hơn nhiều, và các khách hàng tiềm năng của ta khá tốt. Tinh chỉnh và điều chỉnh Nếu bạn thấy bạn đang xếp hạng với một số cụm từ liên quan, các bước tiếp theo của bạn khá rõ ràng. Bạn nên xem xét cải thiện nội dung liên quan tới trang mục tiêu trên trang của bạn bằng cách cải thiện chiều sâu của nội dung hỗ trợ trên các trang khác của trang web. Bạn cũng có thể cần phải tiến hành một số quan hệ công chúng hay xây dựng liên kết liên quan để hỗ trợ cho vị trí của mình là một nguồn phù hợp. Phạm vi của việc này là ở mức điều chỉnh và tinh chỉnh, không phải là sự sửa đổi hoàn toàn. Khi nào cần tiến hành sửa đổi Nếu bạn không xếp hạng với các cụm từ liên quan, các bươcs bạn cần tiến hành đơn giản giống như điều chỉnh và tinh chỉnh nhưng cần mạnh hơn. Bạn cần sửa đổi vì Google không xem các trang của bạn là phù hợp với chủ đề/cụm tìm kiếm. Điều đó có nghĩa chương trình sẽ tốn kém hơn nhiều để thực hiện, và nó sẽ mất nhiều thời gian hơn để cho thấy kết quả. Nếu bạn không có ngân sách hay sự kiên nhẫn để tiến hành, thì bạn có thể cần xem xét một từ khoá mục tiêu khác. Quan điểm về chi phí Hãy xem xét điều này và xem xem mỗi tình huống sẽ làm bạn tốn kém thế nào. Ở tình huống đầu khi bạn không xếp hạng với bất kỳ cụm từ liên quan nào, công việc cần tiến hành có thể mất 250 ngàn đô, và bạn có thể phải chiến đấu trong 10 tới 12 tháng để thấy kết quả mà mình mong muốn. Ở tình huống thứ hai, bạn xếp hạng với các cụm tư liên quan vì thế chi phí của bạn để tiếp tục có thứ hạng hoặc tăng hạng có thể là 50 ngàn đô và có thể mất 3 tới 4 tháng để đạt được kết quả. Sự thống kê thực sự khá đơn giản, nhưng các lợi ích thì to lớn. Khi Google sắp xếp phù hợp các từ khoá với trang web của bạn, chi phí SEO của bạn sẽ thấp đi. Tập trung vào những gì bạn đã được xếp hạng cho phép bạn phân ngân sách chính xác hơn với các chiến dịch của mình, và để tập trung vào các chiến lược giúp bạn đặt được mục tiêu của mình. Nguồn: searchengineland.com