Bạn đang gặp rắc rối trong việc quyết định xem các nội dung cần được sắp xếp thế nào trên trang web của mình? Thay vì việc đưa mọi thứ lên bài viết blog, nhà báo Patrick Stox khuyến nghị sử dụng cấu trúc silo.

local-silos-ss-1920-800x450

Tại sao mà khi những người làm SEO viết bất cứ nội dung mới nào, nội dung đó chắc chắn sẽ trở thành một bài viết blog? Hầu hết các công ty tạo ra một khái niệm mơ hồ về một cấu trúc trang web mà nó chứa đựng những trang nói về các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi một khách hàng, và các trang này thường ở nguyên đó đến khi trang web được thiết kế lại. Tất cả các nội dụng mới khi đó được đăng trên các trang blog. Nhưng các bài blog không có ý nghĩa gì khi đứng trên quan điểm về cấu trúc trang web. Thay vì việc nghiên cứu về từ khóa lúc ban đầu và lên kế hoạch về chủ đề/chủ đề con cho một cấu trúc trang web hợp lý, hầu hết các công ty cuối cùng lại chỉ có các trang dịch vụ đơn giản. Tất cả các nội dung nổi bật sau đó được gộp vào các bài viết blog. Tôi mong bạn sẽ suy nghĩ về cấu trúc trang web của mình, làm thế nào để người dùng có thể điều hướng đến bất cứ trang phụ nào và làm thế nào bạn sẽ liên kết tới các trang phụ trước khi xây dựng trang web. Thứ gì nên là một bài blog? Tin tức, hồ sơ nhân viên, thông báo của công ty, các nội dung truyền thông và giải trí là những kiểu nội dung nên có mặt trong blog của bạn. Bất cứ một nguồn thông tin tư liệu nào (hoặc các nguồn phù hợp với bất cứ nhóm nội dung nào trên trang web của bạn) không nên là một bài blog. Nếu bạn lo lắng về việc người đọc và quảng cáo, bạn vẫn có thể viết một đoạn giới thiệu và liên kết nó đến các trang mới của bạn từ blog của mình. Một trang blog trông thế nào? Thông thường một trang blog thường tách biệt với trang web, đến mức như bạn chia trang web của mình thành hai phần. Dưới góc độ của một trình thu thập dữ liệu, một trang blog có thể cũng là một phần riêng biệt. Các blog thường có cấu trúc phẳng (flat structure) khi mà mọi bài viết đều ở ngang mức nhau, đôi khi được nhóm theo thư mục (điều này có khá hơn một chút) hoặc đôi khi là theo ngày tháng (điều này thì thường tệ). Nhìn chung thì việc liên kết từ một blog đến trang web của bạn giống như ném một quả bóng từ phía trái sân sang phía phải trước khi ném về sân nhà – nó không có ý nghĩa gì cả. Trong thực tế, bạn sẽ đi từ phía trái sân đến chặn ngắn (shortstop) và sau đó đến gôn nhà, vì đó là con đường hợp lý.

silos-vs-flat-structure

Cấu trúc phẳng so với cấu trúc chìm Cấu trúc phẳng hay “cấu trúc ngang”, là thứ thường được sử dụng trong các trang blog. Nhiều người làm SEO cũng khuyến nghị cấu trúc phẳng cho trang web, nhưng tôi ưa dùng cấu trúc chìm, hay còn gọi là “cấu trúc dọc”. Cấu trúc chìm khiến cho việc nhóm nội dung dễ dàng hơn và việc điều hướng ít lộn xộn hơn. Cấu trúc chìm cũng làm cho việc biết được các chỉ số ở mỗi cấp độ dễ dàng hơn. Cấu trúc Silo Cấu trúc silo là một loại hình của cấu trúc chìm mà tôi thấy được tổ chức rất hợp lý. Các nhóm theo thứ bậc được xác định bởi các chủ đề và chủ đề con; các nội dung liên quan đến chủ đề được cấu trúc gần với các nội dung liên quan khác. Cấu trúc silo về cơ bản là cách để phân nội dung trang web của bạn theo các chủ đề. Bạn càng nhóm được nhiều nội dung liên quan theo chủ đề trong một silo, thì trang web của bạn càng có nội dung liên quan trong con mắt của Google. Nếu bạn bao phủ được tất cả các truy vấn tìm kiếm chính mà mọi người sử dụng khi tìm một chủ đề nào đó – và trang web của bạn được hiển thị và được nhấn vào với các truy vấn đó – thì bạn chính là kết quả tốt nhất. Thúc đẩy việc này xa hơn và bao phủ mọi truy vấn trong mọi chủ đề trong toàn bộ một thị trường ngách, và bạn sẽ chiến thắng internet. Đây là cách silo làm việc – họ để cho bạn thu thập các ý tưởng chính và chia nhỏ vào các thư mục nhỏ hơn cho đến khi bạn có các trang trả lời tất cả các truy vấn liên quan của người dùng. Nếu bạn nghĩ thuật ngữ “marketing kỹ thuật số” là silo chính của mình, bạn sẽ tìm thấy nhiều chủ đề con là silo thứ cấp như SEO, PPC, marketing nội dung, truyền thông xã hội, tối ưu hóa chuyển đổi, trải nghiệm người dùng và tương tự thế. Bạn sẽ thấy các silo khác dưới cấp của mỗi chủ đề, dựa trên chủ đề bên trên. Ví dụ như dưới chủ đề “marketing nội dung”, bạn có thể thấy các silo bổ sung như “chiến lược nội dung”, “tạo dựng nội dung”, “marketing tương tác” và “loại hình nội dung”. Mỗi chủ đề trên có thể được chia nhỏ thành các silo khác, nhưng cuối cùng thay vì các silo mới hoặc các ý tưởng chủ đề, bạn sẽ thấy nhiều nội dung hoặc ý tưởng ở mức-độ-trang có thể trả lới truy vấn của người dùng. Ví dụ như “Chiến lược nội dung”, có thể được chia nhỏ hơn và bao gồm “lịch trình nội dung”. “Lịch trình nội dung” sẽ có thể là chủ đề cuối cùng trong chuỗi mắt xích, và thay vì các chủ đề con, các từ khóa quanh nó có thể sẽ là các ý tưởng mức-độ-trang hơn, như là: • Làm thế nào để tạo một lịch trình nội dung • Các ví dụ về lịch trình nội dung • Các ý tưởng lịch trình nội dung • Các bản mẫu về lịch trình nội dung • Lịch trình nội dung cho truyền thông xã hội • Phần mềm lịch trình nội dung • Các phần mềm bổ trợ lịch trình nội dung Đây không chỉ là các từ khóa mà người tìm kiếm sẽ sử dụng, chúng cũng cung cấp những hiểu biết giá trị về loại thông tin mà bạn cần có trong một trang web về lịch trình nội dung để trang đó tăng hạng. Vài ý tưởng này có thể cũng cần được có mặt ở các trang khác để cho các trang đó được xem như là một kết quả liên quan. Tôi cho rằng một người nào đó tìm kiếm về việc làm sao để tạo một lịch trình nội dung có thể cũng muốn có các ví dụ hoặc mẫu có sẵn, hoặc các khuyến nghị về phầm mềm và phần mềm bổ trợ nữa. Đây là kiểu thông tin liên quan thường bị bỏ qua. Có quá nhiều lần nhấn chuột ở trang chủ Tranh luận phổ biến nhất mà tôi biết về cấu trúc trang web chìm là mỗi trang nên có X lần nhấn chuột từ trang chủ. Đồng nghiệp SEO của tôi ơi, nếu tất cả lưu lượng truy cập của bạn đến từ trang chủ, và bạn trông mong những người dùng đó nhấn vào và đọc blog của mình, bạn đang làm sai rồi. Đừng nhìn nó theo hướng như thế; thứ tác động lớn nhất đến thành công của nội dung sẽ không từ việc mọi người điều hướng trên trang của bạn. “Có quá nhiều lần nhấn chuột” là một lý do đáng thương. Khi tạo dựng trang web của bạn, hãy để ý đến số lượng chủ đề/chủ đề con có ý nghĩa, không cần thêm bớt điều gì. Lập luận này không có ý nghĩa với blog, khi mà người dùng sẽ phải nhấn chuột qua trang blog, có thể là chọn một chủ đề, và sau đó thì thế nào? Đoán số trang trước khi nhấn vào bài viết chăng? Không có ý nghĩa gì với tôi cả. Liên kết nội bộ Quay lại với ý tưởng về trang web bị chia tách, các liên kết nội bộ thường không được tính đến trong một blog. Thường thì các blog sẽ liên kết đến các trang sản phẩm/dịch vụ, nhưng các trang đó hiếm khi liên kết ngược lại với trang blog. Kiểu liên kết một chiều này không phải là tốt, nhưng nó quá phổ biến. Nếu bạn tạo dựng một cấu trúc silo, cấu trúc này sẽ khiến cho liên kết nội bộ của bạn dễ dàng hơn. Về cơ bản, mỗi silo có khả năng liên kết tới các trang ở mức độ thấp hơn hoặc ngang hàng, cũng như các trang ở mức độ cao hơn, khi các chủ đề ở cùng các nhóm tương tự. Đừng quên có kết hoạch về việc các trang liên quan sẽ liên kết với nhau thế nào, bao gồm các liên kết trong nội dung của bạn, và quay lại với các nội dung cũ và thêm liên kết đến nội dung mới hơn của bạn. Bạn thật sự cần tính toán trước với các silo và cho phép các thay đổi menu hoặc điều hướng nội bộ trong trang để tận dụng đầy đủ lợi thế của cấu trúc silo. Thật lạ nếu đăng nội dung về một chủ đề ở một phần trang web và liên kết tới nó từ một phần hoàn toàn khác của trang web, nhưng đó là điều thông thường của các blog. Giữ nội dung của bạn trong một cấu trúc silo hợp lý khiến cho liên kết nội bộ dễ dàng hơn và có nhiều hơn các nhóm nội dung chủ đề liên quan của trang. Lần tới khi bạn đăng một bài viết blog, hãy nghĩ về nội dung và nó có phù hợp với phần khác của trang web của bạn không. Nguồn: http://searchengineland.com/