Google có thể làm gì để chống lại tin giả? Nhà báo Ian Bowde mô tả các cách mà gã khổng lồ tìm kiếm có thể đối phó - và đã đang đối phó - với vấn đề này.

google-news-2015a-fade-ss-1920

Kiểm tra sự thật và ngăn các tin giả xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm sẽ vẫn là một ưu tiên lớn của các công cụ tìm kiếm trong 2017. Sau bầu cử tổng thống Mỹ và Brexit thì tập trung được đẩy mạnh vào việc làm thế nào để các mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm có thể tránh việc hiển thị các "tin giả" tới người dùng. Với việc các công cụ tìm kiếm là cách chính để người dùng lấy thông tin, thì rõ ràng sẽ là vấn đề nếu chúng có thể đồng thời quyết định đâu là sự thật và đánh dấu nội dung là sự thật. Sức mạnh này có thể không bị lạm dụng lúc này, nhưng không có gì bảo đảm sự kiểm soát an toàn điều này trong tương lai. Sau đây là năm cách chính mà Google có thể đương đầu (hoặc đã đang đương đầu) với tin giả vào lúc này. Chúng là: 1. Đánh giá trang web thủ công 2. Giảm hạng tin giả 3. Loại bỏ các biện pháp khuyến khích tạo tin giả 4. Ra dấu hiệu khi nội dung đã được kiểm tra xác thực 5. Gây quỹ cho các tổ chức kiểm tra xác thực 1. Đánh giá trang web thủ công Google có sức mạnh để quyết định ai xuất hiện và không xuất hiện trong các danh sách khác nhau của họ. Để xuất hiện trên Google News, giới xuất bản phải tuân theo hướng dẫn của Google, sau đó nộp lên một yêu cầu được thêm vào và một yêu cầu xin đánh giá thủ công. Đây không phải là cách mà nội dung xuất hiện trong các danh sách tự nhiên truyền thống. Để hiểu được làm thế nào mỗi phần của các kết quả tìm kiếm được phổ biến, và các yêu cầu với việc được thêm vào, có thể sẽ khá rắc rối. Một quan niệm sai lầm phổ biến đó là nội dung trong hộp "In the news" (dòng thời sự) chính là nội dung Google News. Nó không phải là thế. Nó có thể bao gồm nội dung từ Google News, nhưng sau một thay đổi trong 2014, hộp thông tin này cũng có thể lấy nội dung từ các danh sách tìm kiếm truyền thống.

inthenews-738x600

Mục "In the news" xuất hiện đầu trang với các truy vấn cụ thể và bao gồm các tin đã được xác nhận để bổ sung vào Google News, cũng như các tin khác trên toàn bộ các trang web. Đó là lý do tại sao Google bị chỉ trích tuần vừa rồi vì hiển thị một tin giả về một phiếu bầu phổ thông cho Trump. Tin giả này xuất hiện trong mục "In the news" mặc dù không phải là Google News (vì vậy nó không được đánh giá thủ công). Cần minh bạch hơn về những nội dung nào cấu thành kết quả Google News và những gì không. Đánh dấu thứ gì đó là "tin tức" có thể làm nó đáng tin cậy hơn với người dùng, trong khi trong thực tế nó không hề trải qua việc đánh giá thủ công. Google sẽ nhiều khả năng tránh thay đổi Google News thành một sản phẩm thuần chất, vì điều này có thể tạo ra các lo ngại từ các hãng tin rằng Google đang kiếm tiền từ lượng truy cập mà họ tin rằng bị "đánh cắp" từ họ. Trừ khi Google loại bỏ bất cứ quảng cáo nào đối nghịch với các danh sách tự nhiên khi một kết quả tin tức hiển thị, Google phải khiến cho phần tin tức này thành một tập hợp của toàn mạng.

topstories

Một điều không được xác nhận vào thời điểm viết bài này, nhưng có suy đoán rằng Google đang có kế hoạch giảm sự không rõ ràng của danh sách "In the news" bằng cách thay thế nó bằng mục "Top stories" (như thấy trong kết quả tìm kiếm di động). Giống như nôi dung trong hộp "In the news", các danh sách này là tổng hợp của Google News và các danh sách tìm kiếm thông thường, với điểm chung là các trang này đã được kích hoạt AMP (tăng tốc cho thiết bị di động). Mục "Top stories" bao gồm các trang web AMP. Theo quan điểm của tôi, "Top stories" vẫn bao hàm việc tổng hợp, vì vậy có lẽ một mục như là ““Popular stories from across the web” (các tin phổ biến trên toàn web) sẽ tốt hơn. Đánh giá thủ công không khả thi cho toàn bộ các trang web, nhưng là một khởi đầu mà các mục từ Google News phải được đánh giá thủ công để được bổ sung vào đó. Cơ hội ở đây là minh bạch hơn về nơi nào nội dung đã được đánh giá và nơi nào thì không. 2. Giảm hạng tin giả Theo truyền thống thì các công cụ tìm kiếm đối phó không trực tiếp với tin giả qua việc cho người dùng thấy các kết quả tìm kiếm tin cậy nhất. Giả định là các tên miền với độ tin cậy cao hơn sẽ ít khả năng đưa tin giả hơn. Đây là một tranh luận khác về việc liệu các xuất bản "tin cậy" thực sự đưa tin dựa trên thưc tế hay không. Nhưng phần lớn nội dung của họ là đáng tin, và điều đó giúp đảm bảo rằng tin giả ít có khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm hơn. Vấn đề là, các dấu hiệu xếp hạng mà các công cụ tìm kiếm sử dụng để xác định độ tin cậy có thể có lợi cho các trang tin giả khi khiến cho nội dung của chúng trở nên phổ biến. Đó là lý do tại sao ở ví dụ trên, tin giả có vị trí tốt trong các kết quả tìm kiếm. Khả năng của Google trong việc xác định "sự thật" dựa theo thuật toán đã và đang bị nghi ngờ. Tuần trước, Danny Sullivan tại Marketing Land đưa ra vài nghiên cứu khi Google làm sai (đôi khi thật hài hước) và vạch ra một số thách thức trong việc xác định một cách thuật toán sự thật trên mạng internet. Google đã phủ nhận sự tồn tại của TrustRank (xếp hạng xác thực), tuy nhiên có lẽ ta sẽ thấy sự giới thiệu của "TrustRank". Sẽ có một chuỗi "trust beacons" theo cách mà bằng sáng chế TrustRank có nói đến. Một điểm số sẽ được đưa ra dựa trên số trích dẫn so với các dịch vụ xác thực. 3. Loại bỏ các biện pháp khuyến khích tạo tin giả Có hai mục tiêu chính của các trang web tạo tin giả: tiền và ảnh hưởng. Google không chỉ cần phải chống lại sự xuất hiện của chúng trên kết quả tìm kiếm mà còn phải đóng vai trò trong việc ngăn chặn các lợi ích tài chính để làm việc này ngay từ đầu. Google AdSense là một trong những mạng lưới lớn nhất, và nó là một trong nhưng nguồn thu nhập lớn nhất cho những người tạo ra tin giả. Một người tạo tin giả quanh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được cho là kiếm được 10.000USD một tháng. Đầu tháng này, cả Facebook và Google đã chặn các trang tin giả trong việc sử dụng mạng lưới quảng cáo của họ. Đây là một bước tiến lớn và là bước tiến sẽ tạo ra khác biệt lớn. Còn có các mạng lưới quảng cáo khác, nhưng chúng nhỏ hơn và sẽ chịu áp lực khi bắt chước theo. Một người phát ngôn của Google nói: "Từ lúc này, chúng tôi sẽ ngăn chặn quảng cáo trên các trang xuyên tạc, trình bày sai hoặc che giấu thông tin về bên xuất bản, nội dung của bên xuất bản hoặc mục đích chính của tài sản web". Google có thể làm một chút trong việc giảm lợi nhuận để tạo ra tin giả với mục đích gây ảnh hưởng chính trị. Nếu hiệu quả của việc tạo tin giả bị giảm, và nó trở nên không được chấp nhận, nó sẽ có ít khả năng được sử dụng bởi các tổ chức và cá nhân với mục đích chính trị. 4. Ra dấu hiệu khi nội dung đã được kiểm tra xác thực Vào tháng Mười, Google đã giới thiệu nhãn "Xác thực" cho các tin tức trong Google News, mục tiêu của họ là "đóng góp một phần (cho cộng đồng xác thực tin tức) để phân định sự thật từ hoang đường, hiểu biết từ các vòng xoay". Các nhãn này giờ đây xuất hiện cùng với các nhãn có trước đó như là "quan điểm", "nguồn địa phương" và "được trích dẫn nhiều". Các trang xác thực đạt được các tiêu chuẩn của Google có thể nộp yêu cầu để cho dịch vụ của họ được bổ sung vào, và các bên xuất bản có thể trích dẫn nguồn sử dụng Claim Review Schema. Kiểu chính trị theo chủ nghĩa đại chúng đã xuất hiện cả ở Mỹ và Anh đã được hình thành, và chủ nghĩa bất cần này có thể dễ dàng mở rộng đến bất cứ một tổ chức xác thực nào. Trump đã tuyên bố rằng truyền thông là thiên vị, cụ thể nêu tên các nguồn như The New York Times và The Washington Post. Bất cứ tấn công nào từ những người gây ảnh hưởng trong các tổ chức xác thực có thể nhanh chóng làm giảm uy tín của họ trong mắt số đông. Cần phải truyền đạt rõ rằng các sự thực không được định nghĩa bởi Google và chúng đến từ các nguồn trung lập, khách quan.

factcheck_articles-width-800-600x203

Google giới thiệu nhãn "Xác thực" (Fact Check) mới. Các nhãn này chỉ áp dụng với Google News, nhưng nó sẽ thú vị để xem xem liệu Google có thể mở rộng nó đến chỉ mục chính như thế nào. 5. Gây quỹ cho các tổ chức kiểm tra xác thực Tất nhiên Google không nên định nghĩa sự thật là gì. Có trong tay sức mạnh của cả việc định nghĩa tính xác thực và đưa nó lại tới cộng đồng có thể bị lạm dụng trong tương lai. Vì thế Google có sự phụ thuộc lớn vào các tổ chức khác để làm điều này - và một sự quan tâm lớn trong việc thấy việc này xảy ra. Điều thông minh mà Google đã hoàn thành là gây quỹ cho các tổ chức này, và tháng này họ đã trả 150.000 euro cho ba tổ chức tại Anh đang làm việc với các dự án xác thực (cộng với các tổ chức khác trên thế giới). Một trong những tổ chức tại Anh là Full Fact. Full Fact làm việc với công cụ xác thực tự động đầu tiên, thứ sẽ giúp ích cho các nỗ lực của các nhà báo và các công ty truyền thông. Full Fact hạn mức lượng đóng góp họ nhận được từ bất cứ ai là 15 phần trăm để tránh các lợi ích thương mại và bảo vệ khách quan. Đây sự phản đối với bất cứ người hoài nghi nào cho rằng các đóng góp của Google chưa đủ lớn và không thể hiện tầm vóc của dự án. Google cần các nguồn thông tin chính xác để đưa lại cho người dùng, và gây quỹ cho các tổ chức xác thực sẽ đẩy nhanh quá trình này. Kết luận Bỏ qua tất cả các thử thách mà Google phải đối mặt, có các vấn đề sâu xa trong việc xác định những gì tạo nên sự thật, các thông số của sự thật được chấp nhận và kiểm soát trong việc đưa lại nó cho cộng đồng. Để Google khách quan trong việc đại diện cho sự thật, họ cần tránh liên quan đến việc định nghĩa chúng. Dù họ có sự quan tâm lớn đến việc này, và đó là lý do họ đầu tư vào các dịch vụ xác thực khác nhau. Trong thập kỷ trước, việc chỉ ra mục tiêu chính của của các công cụ tìm kiếm là có thể, ví dụ như nội dung và các liên kết. Tiến tới đây, tôi nghĩ ta sẽ việc xác thực và đối đầu với tin giả sẽ là ưu tiên như các việc khác. Google cần phải hành động như một cầu nối giữa người dùng và sự thực - và không định nghĩa nó. Nguồn: http://searchengineland.com/