Đừng phí thời gian của bạn để tạo ra những nội dung đơn thuần! Nhà báo Casie Gillette giải thích làm thế nào để tập trung các nỗ lực của bạn bằng việc phân tích các kết quả tìm kiếm, đánh giá các nội dung hiện có và trao đổi với khách hàng.

content-planning-web-ss-1920-800x450

Hiện tại, chúng ta đều biết rằng chúng ta cần có nội dung để các trang web của mình thành công. Tuy nhiên, nội dung chính xác ở đây là gì có thể là điều luôn không rõ ràng. Như chúng ta có thể nghe nói đến nhiều lần, việc tạo nội dung đơn thuần vì-nội-dung là một chiến lược sai lầm và tốn thời gian. Vậy làm thế nào để chúng ta biết được nội dung nào chúng ta thực sự cần? Câu trả lời thật không đơn giản, nhưng để tạo nội dung mà khách hàng của bạn muốn (và có thể tìm thấy trong các kết quả tìm kiếm), có vài khía cạnh mà chúng ta phải nhìn nhận. 1. Phân tích các kết quả tìm kiếm Bạn có thể có một ý tưởng tuyệt vời cho nội dung, nhưng bạn có chắc rằng nó đã được thực hiện trước đó hay chưa? Bạn có chắc rằng mọi người thực sự tìm kiếm cho kiểu nội dung đó không? Bạn có biết làm thế nào để họ tìm kiếm nội dung đó? Điều này dường như là hiển nhiên, nhưng một cách để có cái nhìn tốt hơn về nhu cầu nội dung của bạn đó là nhìn vào các kết quả tìm kiếm. Bằng cách tìm kiếm các đầu mục, cụm từ khóa và chủ đề nội dung có tiềm năng, bạn có thể bắt đầu hiểu về những gì đang có trên thị trường, những gì đang được hỏi đến và quan trọng nhất là mục đích tìm kiếm cho các từ khóa mục tiêu của bạn. Hãy lấy một ví dụ về Khách Hàng A. Khách Hàng A cung cấp phần mềm phân tích sức khỏe (healthcare analytics):

health-care-analytics-SERP-screenshot-800x574

Nhìn vào các kết quả tìm kiếm cho cụm “healthcare analytics” chúng ta thấy chủ yếu là các nội dung trên-đỉnh-phễu (giai đoạn đầu của việc dẫn dụ khách hàng), bao gồm các bài viết blog và các bài báo liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Không có trang về sản phẩm hoặc giải pháp nào được liệt kê, khiến cho ta biết được nếu chúng ta muốn tiếp cận người dùng tìm kiếm cụm từ này, chúng ta phải cho họ thêm các nội dung chứa thông tin. Để khởi tạo chiến lược về nội dung cho cụm từ này (và cho người dùng), các kết quả tìm kiếm là thứ mà chúng ta phải quan tâm đến. Liệu rằng khách hàng đã có một bài blog về điều này hoặc một trang thông tin mà ta có thể sử dụng không? Nếu chưa, chúng ta chắc chắn sẽ phải xây dựng gì đó… và thứ đó cần phải tốt hơn với những thứ đã có mặt. Chỉ vì bạn có một ý tưởng nội dung mà mình thích không có nghĩa là nó là thứ mà khách hàng của bạn sẽ thích. Ý tưởng nội dung mà bạn thích có thể cũng vận hành tệ trong các kết quả tìm kiếm. Tôi muốn nói rõ là tôi không có ý nói chiến lược về nội dung của bạn phải hoàn toàn bị chi phối bởi các kết quả tìm kiếm, nhưng các kết quả tìm kiếm nên có ý nghĩa thông tin cho chiến lược của bạn và giúp bạn hiểu tốt hơn về mục đích của khách hàng. 2. Phân tích các nội dung đã có Để hiểu về nhu cầu nội dung của mình, chúng ta cũng phải hiểu trải nghiệm của khách hàng và biết những thông tin gì cần thiết để giúp khách hàng tiến hành đặt hàng. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách đánh giá những nội dung hiện thời đang làm tốt (hoặc làm không tốt) trên trang web. Sử dụng thống kê, chúng ta có thể xác định được nội dung nào có tiếng vang nhất, khách hàng đang tương tác với trang web của chúng ta thế nào, và họ đang thấy gì trước khi tiến hành đặt hàng hoặc điền thông tin đặt hàng. Thống kê dạng phễu Một trong những chức năng hữu dụng trong công cụ Google Analytics đó là khả năng thiết lập các phễu chuyển đổi.

Screen-Shot-2016-01-18-at-1.59.49-PM-800x440

Bằng cách thiết lập các hướng chuyển đổi, chúng ta có thể biết được khách ghé thăm trang thế nào và họ rời bỏ ở đâu trong phễu chuyển đổi. Nếu một trang cụ thể nào đó có một lượng lớn phần trăm thoát khỏi trang, bạn nên phân tích kỹ nó và xác định những gì có hoặc không có trên trang đó. Mặt khác, nếu một trang vận hành đặc biệt tốt, hãy phân tích những gì có trên trang và tại sao nó có thể giúp dẫn dụ khách hàng qua phễu chuyển đổi. Tương tự như thống kê về chuyển đổi, Google Analytics cũng cung cấp công cụ “Behavior Flow”, cho phép bạn thấy khách ghé thăm toàn bộ trang web thế nào so với các phễu chuyển đổi được thiết lập. Tỷ lệ rời bỏ trang Tôi nghe nhiều người nói rằng tỷ lệ bỏ trang là một chỉ số tồi. Trong vài trường hợp tôi đồng ý với điều này, nhưng hiểu được tại sao một trang cụ thể có tỷ lệ rời trang cao có thể rất hữu ích khi cố tìm hiểu nội dung của bạn vận hành thế nào. Ví dụ như một trang sản phẩm có tỷ lệ rời trang là 80 phần trăm, tôi khuyến nghị tìm hiểu lý do tại sao. Có phải trang đó thiếu thông tin? Có phải nó tập trung vào từ khóa không phù hợp? Có phải nó thúc đẩy lượng truy cập từ một nguồn không liên quan? Cùng với việc xem xét các nguồn được giới thiệu và các mục tiêu từ khóa, hãy xem xét: • Kêu gọi hành động • Tiêu đề • Nội dung trên trang • Liên kết nội bộ • Dữ liệu từ khóa của công cụ quản trị web • Next Page (trang kế tiếp) Khi ta hiểu rõ hơn về việc khách hàng đến với trang web thế nào, họ mong chờ gì và những gì đang thực sự có trên trang, chúng ta có thể bắt đầu xây dựng một bức tranh đầy đủ giúp ta hiểu được tại sao họ rời bỏ trang và ta cần đem tới cho họ điều gì. Thông kê phễu chuyển đổi và tỷ lệ rời trang chỉ là hai mảnh ghép thông tin, nhưng chúng có thể giúp ta thấy được nội dung của chúng ta vận hành thế nào và ta phải làm gì để khiến chúng tốt hơn. 3. Đánh giá nhu cầu khách hàng Tôi đã nói ở trên về nhu cầu tìm hiểu trải nghiệm khách hàng và quá trình ra quyết định. Tôi cũng đã bàn luận về việc đánh giá các trang web để xác định tốt hơn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Hóa ra có một cách khác để chúng ta có thể làm điều này. Bằng cách trao đổi với khách hàng của chúng ta. Vâng, có lẽ nó không phải là nhấc điện thoại và nói chuyện với họ (mặc dù tôi cũng khuyến khích bạn làm điều đó), mà bằng cách dùng các khảo sát khách hàng, các chức năng chat trực tuyến và các công cụ kiếm tra khách hàng trực tuyến. Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực B2B (các doanh nghiệp mua hàng hóa để thương mại hóa hoặc sản xuất), liên hệ với nhân viên bán hàng để biết các câu hỏi hay gặp của các khách hàng tiềm năng. Khảo sát khách hàng Tôi đã nói một chút về khách hàng và trải nghiệm của khách hàng, bao gồm việc làm thế nào để sử dụng hỗ trợ khách hàng trong SEO và làm thế nào để sử dụng khách hàng cho việc xây dựng liên kết. Khách hàng chính là tài sản lớn của những người làm marketing (không chỉ để bán hàng), và họ muốn được thấy mình có giá trị. Một cách để ta có thể làm họ cảm thấy có giá trị và tăng cường hiểu biết của ta đó là qua các khảo sát trực tuyến. SurveyMonkey là một công cụ nền tảng email dễ sử dụng và cung cấp cho ta những mẫu khảo sát chuyên nghiệp. Cũng có lựa chọn để chạy các khảo sát trên trang sử dụng các công cụ như KISSMetrics. Một điều mà tôi thích ở KISSMetrics đó là bạn có thể tập trung vào các trang cụ thể và nhắm vào hành vi khách hàng. Cho dù bạn dùng công cụ khảo sát nào để thu thập ý kiến từ khách hàng, các khảo sát có thể đưa đến các hiểu biết đáng giá về nhu cầu khách hàng và giúp ích cho chiến lược nội dung của bạn. Các email nhắc nhở Bạn đã bao giờ thử mua gì đó, chỉ để thoát ra trước khi hoàn thành thanh toán chưa? Nếu đã, bạn có thế đã nhận được một email khuyến khích bạn quay lại và hoàn thành đơn hàng của bạn.

Screen-Shot-2016-01-18-at-2.00.57-PM-800x473

Thực hiện marketing trong các email nhắc nhở đang phát triển, và trong khi nó được dùng chính trong thương mại điện tử, nó cũng có thế được sử dụng để khảo sát khách hàng về việc tại sao họ thoát trước khi hoàn thành thanh toán. Các công cụ như Rejoiner khiến cho quá trình này trở nên đơn giản (với một mức giá thấp) và cung cấp cho bạn một cách để có hiểu biết về các khách hàng tiềm năng. Kiểm tra khách hàng Tuần trước thẻ Twitter #SEOChat tập trung vào UX (trải nghiệm người dùng), và thật thú vị khi nghe về việc mọi người nghĩ sự quan trọng của trải nghiệm người dùng chính là làm SEO: A1: Với tôi, UX chính là việc một người tương tác thế nào với trang web của họ. Những gì họ thấy, những gì họ nghĩ, họ điều hướng thế nào, v.v… #seochat — Casie Gillette (@Casieg) Tháng 1, 14, 2016 Có vài khuyến nghị để thu thập phản hồi của khách hàng bao gồm kiểm tra trực tuyến qua Usertesting.com và CrazyEgg. Tôi rất thích hai công cụ này, nhưng tôi thích tính con người trong công cụ Usertesting.com. Bằng cách theo dõi khách hàng tương tác với trang web của bạn và hỏi họ các câu hỏi trong thời gian thực, bạn có thể nhận được các phản hồi lập tức về những điều có thể thiếu trên trang web của bạn. Chat trực tuyến Tôi đã nói về lợi ích của chat trực tuyến hàng năm nay, nhưng rất hiếm khi tôi thấy mọi người làm thế. Chat trực tuyến có vai trò quan trọng trong tạo dựng nội dung, vì nó có thế cho bạn thấy: • Các câu hỏi hay gặp • Các thông tin còn thiếu • Các cụm từ khóa • Các vấn đề với trang web • Các nội dung không phù hợp Điều mà tôi thích ở chat trực tuyến đó là bạn có thể thấy được trao đổi thực tế mà mọi người đang có. Bạn có thể thấy là bạn có nội dung mà mọi người muốn, nhưng bị ẩn đi. Thêm vào đó bạn có thể nhận thấy trang web đang thiếu một phần thông tin quan trọng mà khách hàng cần để ra quyết định. Đánh giá các đoạn chat được lưu lại có thể đưa cho bạn các hiểu biết quan trọng về nhu cầu nội dung và giúp bạn hiểu thêm về trải nghiệm của khách hàng, Lưu ý: Tìm kiếm trên trang web có thể cung cấp thông tin kiểu này, cho bạn thấy khách hàng đang tìm kiếm thứ gì khi họ trên trang của bạn. Tóm lược Tạo dựng một chiến lược về nội dung thành công không phải là một công việc dễ dàng. Nó tốn thời gian, công sức và hiểu biết thực sự về những gì mà khách hàng muốn. Bằng cách đánh giá các nội dung đã có, trao đổi với khách hàng và phân tích các kết quả tìm kiếm, chúng ta có thể kết hợp ra thông tin để lấp đầy các khoảng trống về nội dung và tạo dựng nội dung mà khách hàng của chúng ta thực sự đang tìm kiếm. Nguồn: http://searchengineland.com/