Liệu các công cụ tìm kiếm và những nền tảng phân phối nội dung khác có trách nhiệm cung cấp thông tin thật? Nhà báo Janet Driscoll Miller bàn luận về các vấn đề xung quanh câu hỏi này.

truth-search-ss-1920

Sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều bàn luận về các tin tức giả và khả năng của chúng trong việc điều khiển số đông đến với các nhận thức giả. Rõ ràng là tạo ra các nhận thức giả trên truyền thông đa phương tiện và một điều nguy hiểm, và nó có thể điều khiển quan điểm cộng đồng và các chính sách một cách mạnh mẽ. Nhưng còn các công cụ tìm kiếm và các bên phân phối nội dung khác thì sao? Thậm chí trước khi bầu cử Mỹ, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo rằng các thuật toán tìm kiếm “khi chúng không minh bạch, chúng có thể dẫn tới việc bóp méo nhận thức của chúng ta, chúng có thể thu nhỏ khả năng mở rộng thông tin của ta”. Liệu một công cụ tìm kiếm có phải cung cấp các thông tin trung thực không? Sao Diêm Vương có phải một hành tinh không? Biết được sự thật có thể khó khăn vì không phải mọi thứ đều rõ ràng trắng đen, đặc biệt trong những chủ đề cụ thể. Ví dụ như sao Diêm Vương. Nhiều người trong chúng ta đều biết rằng Diêm Vương là một hành tinh. Sau đó vào năm 2006 các nhà thiên văn học quyết định rằng nó không phải là một hành tinh nữa. Nhưng trong vài năm qua, việc đặt tên cho sao Diêm Vương dường như vẫn có tranh cãi. Khi tôi giúp con gái với dự án hệ thống hệ mặt trời của con bé ở trường, tôi đã hỏi liệu ta có thể thêm sao Diêm Vương vào như một hành tinh hay nên bỏ nó ra. Tình trạng của sao Diêm Vương giờ ra sao? Đáng tiếc là câu trả lời vẫn chưa rõ. Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) xác định rằng sao Diêm Vương không phải là một hành tinh vì nó chỉ đạt hai trong ba tiêu chí cho một hành tinh: 1. Quay quanh mặt trời (đúng). 2. Hình cầu (đúng). 3. Là thứ lớn nhất trong quỹ đạo của nó (không đúng). Vào mùa Thu 2014, Trung tâm Harvard-Smithsonian về Thiên văn học đã tổ chức một thảo luận về tình trạng của sao Diêm Vương với các chuyên gia hàng đầu: TS. Owen Gingerich, chủ tịch ủy ban xác định hành tinh IAU; TS. Gareth Williams, phó giám đốc trung tâm Minor Planet và TS. Dimitar Sasselov, Giám đốc Trung tâm nguồn gốc sự sống. Thú vị ở chỗ thậm chí Gingerich, chủ tịch chủ tịch ủy ban xác định hành tinh IAU, tranh luận rằng “một hành tinh là một từ ngữ thay đổi theo thời gian”, và sao Diêm Vương là một hành tinh. Hai trong ba thành viên bao gồm Gingerich đã kết luận rằng sao Diêm Vương là một hành tinh. Một vấn đề lớn hơn Trong khi ví dụ về sao Diêm Vương của tôi là một ví dụ ít gây hại và hy vọng là ít gây trah cãi, rõ ràng có nhiều chủ đề trong khoa học và hơn thế có thể tạo ra suy nghĩ và hành động nguy hiểm dựa trên rất ít hoặc không có chút sự thật nào. Vấn đề này, đặc biệt trong khoa học và nghiên cứu, sâu hơn rất nhiều. Thậm chí nếu một nghiên cứu được tiến hành và chứng minh một kết quả, kết quả đó đáng tin thế nào? Liệu phương thức và bộ mẫu có thích hợp không? Thường thì ta thấy các tiêu đề câu kéo cho các nghiên cứu, như John Oliver chia sẻ đầu năm nay: (https://youtu.be/0Rnq1NpHdmw) Ai mà không muốn uống rượu thay vì việc tập thể thao chứ? Nhưng phương thức của vài trong số những báo cáo nghiên cứu này có thể có thể thực sự đáng nghi. Quyét sạch kiến thức phổ thông, đặc biệt xung quanh chủ đề sức khỏe con người và môi trường, có thể rất nguy hiểm. Trong phần video, Oliver chia sẻ một câu chuyện được xuất bản bởi tạp chí Time, nơi mà tôi thường cho là một nguồn đáng tin cậy. Bài báo về một nghiên cứu mà Time nói, cho rằng “ngửi xì hơi có thể chống ung thư”. Giờ thì trong khi nghiên cứu cụ thể này không được chứng tỏ, thì dưới đây là kết quả: Google đã thậm chí nâng cao thông tin giả tới Google Answer ở vị trí đầu trang. Thực tế, kết quả đầu tiên thảo luận về nghiên cứu sai này thậm chí không xuất hiện nếu không di chuyển chuột. Truyền thông và sự câu kéo Như Oliver chỉ ra trong video, vấn đề này lớn hơn việc người dùng chia sẻ và tin vào thông tin này. Thay vì thế có một vấn đề sâu hơn ở đây, và nó tập trung xung quanh thứ gì là phổ biến. Phần lớn chúng ta quen thuộc với sự câu kéo - các tiêu đề kỳ quặc được tạo ra để lôi kéo ta nhấn vào một bài báo. Trong nỗ lực cạnh tranh để có được nhiều nhấp chuột nhất (và cùng với doanh thu quảng cáo), truyền thông đã trông cậy vào việc cố gắng chia sẻ các thông tin quái dị nhất trước tiên. Vấn đề với Google là nhiều thuật toán của họ dựa trên độ tin cậy của trang và liên kết trỏ về tới trang web. Vì vậy nếu một trang có độ tin cậy thông thường, như là CNN, đăng các câu chuyện mà chưa được chứng minh sự thật, và sau đó chúng ta chia sẻ liên kết đó, hai hành động này sẽ giúp thúc đẩy SEO cho các thông tin không chính xác. Nhưng sẽ vui hơn khi nghĩ là uống rượu vang sẽ giúp tôi không phải tập thể dục phải không? Đó là điều cơ bản tại sao ta chia sẻ thông tin đó. Tại sao kiểm tra sự thật là một công việc khó khăn và thủ công Nếu truyền thông và các trang web không kiểm tra sự thật, làm sao Google có thể làm điều này? Có một số trang web làm công việc kiểm tra sự thật và đánh giá tin đồn, như là Snopes và PolitiFact, tuy nhiên họ cũng dựa trên các biên tập viên để kiểm tra các bài báo và kiểm tra các sự thật. Năm ngoái, các kỹ sư Google đưa ra một nghiên cứu làm thế nào họ có thể kết hợp một thước đó sự thật vào thuật toán xếp hạng. Nhưng liệu điều đó có thể thực sự được hoàn thành? Một thuật toán đơn giản liệu có thể tách được sự thật ra khỏi các điều hoang đường? Có rất nhiều tổ chức kiểm tra sự thật, và thậm chí có hẳn một mạng quốc tế của những người kiểm tra sự thật. Nhưng trớ trêu thay trong một số thực thi, không có bộ tiêu chuẩn nào cho việc kiểm tra sự thật - nó có thể thay đổi theo tổ chức. Thêm vào đó, với quan điểm của Oliver trong đoạn video, kiểm tra sự thật với các chủ đề khác nhau đòi hỏi các tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ như một nghiên cứu khoa học, có lẽ cần phải được đánh giá trên một số tiêu chuẩn như: phương thức tiến hành, sự trùng lặp nghiên cứu và tương tự như thế, trong khi các bài báo chính trị có khả năng yêu cầu các trích dẫn công khai để xác nhận. Xử lý nguyên nhân Google và Facebook đều bắt đầu tiến hành các bước để loại bỏ tin giả. Google tuyên bố họ sẽ không cho phép các trang với tin giả xuất bản quảng cáo trên các trang đó, đặc biệt là định cắt bỏ doanh thu của các nhà sản xuất tin giả phụ thuộc vào câu kéo để tạo thu nhập. Đó rõ ràng là một nguyên nhân tạo ra tin giả, nhưng liệu chỉ có một mình nó hay không? Vấn đề này thực sự sâu hơn là doanh thu quảng cáo. Một trong những nhà khoa học trong video của Oliver chia sẻ các nhà khoa học được khuyến khích xuất bản nghiên cứu thế nào. Cạnh tranh trong báo chí và trong khoa học để có các kết quả “bắt mắt” là sự thực. Vì vậy nguyên nhân gốc rễ thường có thể là nhiều hơn là việc doanh thu quảng cáo - nó có thể chỉ để có sự chú ý. Hoặc xa hơn, nó có thể để quảng cáo một chương trình, nằm dưới sự bảo trợ của sự truyền giáo. Một mặt khác của tình huống: thiên vị và phản ứng Vậy thì Google nên làm gì? Thách thức mà các công cụ tìm kiếm (và Facebook) đối mặt là có vẻ thiên vị và bị quy kết là ủng hộ cho một bên hơn là bên khác. Như nhận xét của bà Merkel, điều này cũng dập tắt các tranh luận. Và như Google đã thấy nhiều lần, và Facebook mới thấy trong hè này với sự quy kết là bản tin của họ thiên theo đảng tự do, hiển thị một mặt của câu chuyện có thể khiến nền tảng đó bị có là thiên vị. Thêm vào đó, như ta đã nói thì sự thật không phải luôn rõ ràng. Merriam-Webster định nghĩa sự thật là “một tuyên bố hoặc ý tưởng là sự thật hoặc được chấp nhận như sự thật”. Vậy nếu tôi chấp nhận thứ gì là sự thật mà bạn thì không thì sao? Sự thật không phải là thứ đúng ở mọi trường hợp. Ví dụ người vô thần tin rằng Chúa không tồn tại. Đây là sự thật với người vô thần. Như một cây viết đã nhận xét trong một bài báo ở State.com “Không một ai - thậm chí Google - muốn Google nhảy vào và loại bỏ điều mà bản thân các nhà khoa học không thể”. Đó có thực sự là trách nhiệm của Google khi quảng cáo chỉ các nội dung qua thuật toán của họ cho rằng đó là sự thật? Điều này thực sự đặt Google vào một tình huống khó khăn. Nếu họ dập tắt các trang mà họ tin rằng không trung thực, họ có thể bị cáo buộc là kiểm duyệt. Nếu không làm thế, chúng sẽ có sức mạnh kiểm soát niềm tin của nhiều người đang tin rằng những gì họ thấy trên Google là sự thật. Một câu trả lời khác: giáo dục Chúng ta sẽ không bao giờ dừng việc câu kéo. Và chúng ta sẽ không bao giờ dừng các tin tức giả. Sẽ luôn có cách để luồn lách hệ thống. Đây không phải việc giới SEO làm à? Ta tìm ra cách làm sao để phản ứng lại với thuật toán và những gì nó muốn để xếp hạng trang của ta cao hơn trong các kết quả. Trong khi Google có thể tiến hành các bước để chống lại tin giả, nó sẽ không bao giờ dừng được chúng hoàn toàn. Nhưng Google có nên dừng chúng hoàn toàn không? Đây là một hành động sai. Cùng với những nỗ lực này, chúng ta thực sự phải đặt báo chí lên một tiêu chuẩn cao hơn. Nó bắt đầu ở đó. Nếu nó quá tốt để có thể là sự thật, bạn có thể tin rằng nó là sự thật. Nó bắt đầu với câu hỏi thứ gì chúng ta đã đọc thay vì việc đơn giản chia sẻ nó vì nó có vẻ tốt. Đã đến giờ tập luyện hàng ngày của tôi: Một ly rượu vang. Nguồn: http://searchengineland.com/