Tìm kiếm giọng nói đang dần trở nên phổ biến, nhưng rất nhiều người làm marketing tìm kiếm vẫn chưa có kế hoạch nào cho nó. Nhà báo Jim Yu luận đàm về tình hình của tìm kiếm giọng nói và đưa ra vài lời khuyên cho giới marketing đang hướng tới tương lai. Tìm kiếm giọng nói, chủ đề chính của giới marketing, hiện đang chiếm một phần năm trong tìm kiếm Google trên di động - và con số này được kỳ vọng sẽ tăng theo thời gian khi các trợ lý số và các thiết bị nhà thông minh trở nên phổ biến. Với SEO hiện đại, sự chuyển đổi từ các truy vấn gõ chữ thủ công sang ra lệnh bằng giọng nói rất khó có thể nhận ra theo thời gian, nhưng tác động tiềm ẩn trong vài năm tới có thể là tác nhân thay đổi cuộc chơi. Để chuẩn bị cho cuộc cách mạng tìm kiếm giọng nói, quan trọng là giới marketing hiểu được khác biệt giữa tăng trưởng thị trường và sự chấp nhận của người tiêu dùng, tìm kiếm hội thoại và ngôn ngữ tự nhiên và vai trò của trí thông minh hân tạo và máy học có trong phản hồi của trang kết quả tìm kiếm. Cũng giống như bất kỳ xu hướng nổi bật nào trong ngành của ta, quan trọng là lên kế hoạch ngay bây giờ để đảm bảo bạn đi trước xu hướng tìm kiếm. Xu hướng và sự chấp nhận Tất cả những nhà cung cấp dịch vụ lớn, không chỉ Google, đang đầu tư vào các trợ lý ảo - và mở rộng, đó là tìm kiếm giọng nói. Google có Google Assistant, Apple có Siri, Amazon có Alexa, Microsoft có Cortana và Samsung có Bixby. Các trợ lý số kích hoạt bằng giọng nói đang đóng một vai trò ngày càng lớn trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Ví dụ trên đường đi làm, bạn có thể sử dụng giọng nói để ra lệnh gửi tin nhắn, nghe các thư điện tử hoặc điều hướng qua hệ thống trên xe. Tại nơi làm việc, bạn có thể sử dụng tìm kiếm giọng nói trên máy Mac (Siri) hoặc PC (Cortana) để quản lý lịch trình của mình. Và khi bạn về nhà, Amazon Echo or Google Home có thể giúp bạn chọn chương trình TV hoặc bộ phim yêu thích trên Netflix. Khách hàng và người làm marketing không kết nối Trong khi tìm kiếm giọng nói đang trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của khách hàng, rất nhiều người làm marketing vẫn không có kế hoạch gì cho tìm kiếm giọng nói. Sự không kết nối này có thể chỉ báo rằng trong khi khách hàng đã sẵn sàng, thì giới marketing có thể không được chuẩn bị đầy đủ. Theo một nghiên cứu của BrightEdge (công ty của tôi), 31% giới marketing xem tìm kiếm giọng nói là điều to lớn trong tương lai. Tuy nhiên, gần 62% không có kế hoạch nào để chuẩn bị cho tìm kiếm giọng nói. Các thông tin này cho thấy giới marketing có thể thấy xu hướng của người tiêu dùng nhưng không được chuẩn bị. Nếu họ không quan tâm đến xu hướng, các thương hiệu sẽ không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Kết nối khoảng cách Để nhấn mạnh cơ hội và kết nối khoảng cách để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng, quan trọng là hiểu được mối quan hệ giữa tìm kiếm giọng nói, thiết bị di động và tính địa phương - và điều chỉnh các chiến lược tối ứu của bạn tương ứng. Hội thoại và mục đích Một trong những sai lầm lớn nhất mà một người làm marketing mắc phải với tìm kiếm giọng nói có liên quan đến mục đích. Trong rất nhiều bài viết trước đây, tôi đã nói chi tiết về sự quan trọng trong việc hiểu được mục đích, tận dụng các tín hiệu mục đích và tối ưu nó cho người dùng tương ứng. Với tìm kiếm giọng nói, hiểu được mục đích trở nên quan trọng hơn, và điều hướng sắc thái là quan trọng với thành công. Sự nổi lên của tìm kiếm hội thoại là một trogn những lý do chính tìm kiếm giọng nói phát triển. Thực tế, Google báo cáo rằng 70% các truy vấn mà Google Assistan nhận được là ngôn ngữ tự nhiên - nói cách khác, một người tìm kiếm nói chuyện với thiết bị tìm kiếm số giống như cách mà họ đặt câu hỏi với một người khác. Điều này rất khách so với cách mà họ tương tác với một hộp thoại tìm kiếm. So sánh với tìm kiếm truyền thống trong 10 năm trước - khi giới marketing tập trung vào các từ khóa và ý nghĩa của chúng - các truy vấn tìm kiếm giọng nói có phần tự nhiên hơn và có thể phát lộ ra các cấp độ mục đích mới. Ví dụ như khi tìm kiếm một nhà hàng với tìm kiếm bằng chữ, tôi có thể gõ “ăn trưa ở San Mateo”. Khi tôi sử dụng tìm kiếm giọng nói, truy vấn của tôi có thể thay đổi thành “Nhà hàng nào đang mở tại San Mateo?” hoặc “Nhà hàng nào đang mở bây giờ cho bữa trưa?”. Các truy vấn tìm kiếm giọng nói dài hơn so với các tìm kiếm dùng chữ và thường tập trung vào “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, “khi nào”, “tại sao” và “như thế nào”. Thêm vào đó, theo Mariya Moeva tại Google, các tìm kiếm giọng nói có khả năng là truy vấn hành động cao hơn 30 lần so với tìm kiếm bằng chữ. Di động, địa phương và máy học Tìm kiếm giọng nói, tìm kiếm trên di động và tìm kiếm địa phương đang trên con đường hội tụ. Các thiết bị di động đang làm gián đoạn tìm kiếm bằng cách cho người dùng khả năng thực hiện các truy vấn địa phương khi đang di chuyển, và trí thông minh nhân tạo đằng sau tìm kiếm giọng nói đang giới thiệu các phương cách truy vấn mới và các trải nghiệm khác nhau cho người dùng. Điều quan trọng phải lưu ý là điểm khách nhau chính giữa tìm kiếm bằng chữ và tìm kiếm giọng nói đó là khi một người kích hoạt tìm kiếm giọng nói, thứ được xem là câu trả lời tốt hất thường chỉ là câu trả lời. Vì thế nó là một kết quả tìm kiếm nắm phần thắng. Tôi nghĩ điều này tăng sự quan trọng của các kỹ năng SEO và báo trước may mắn cho những chuyên gia lành nghề. Tìm kiếm giọng nói khiến khách hàng dễ dàng hơn để hỏi các truy vấn đặc biệt địa phương, thứ quan trọng trong bối cảnh của một môi trường giàu tính di động. Là một người làm marketing, quan trọng phải xem xét người dùng thục thi các truy vấn tìm kiếm khác biệt thế nào khi nói với thiết bị di động so với duyệt web trên máy bàn. Các tìm kiếm giọng nói có xu hướng bao gồm các từ ngữ khác nhau đôi chút, như “gần” hoặc “ở xung quanh”, thứ thường không được sử dụng phổ biến trên máy bàn. Một sự kết hợp của việc nhắm mục tiêu địa phương, trí thông minh nhân tạo và máy học đóng một vai trò quan trọng trong phát triển và độ chính xác của tìm kiếm giọng nói. Trí thông minh nhân tạo dựa trên lý thuyết các máy móc sẽ có khả năng thực hiện các tác vụ với một phương cách thông minh, trong khi máy học là một ứng dụng và sử dụng trí thông minh nhân tạo như các cỗ máy để có được truy vập vào các dữ liệu và tự học từ bản thân chúng. Năm 2013, bản cập nhật Hummingbird của Google đã làm thay đổi trong việc công cụ tìm kiếm cố gắng hiểu mục đích của truy vấn người dùng như thế nào, và RankBrain được giới thiệu vào 2015 là một lớp máy học đưa việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên của trí thông minh nhân tạo tới một tầm cao mới. Trí thông minh nhân tạo và máy học đang hỗ trợ cho tìm kiếm giọng nói, và điều này có nghĩa là với mọi tìm kiếm giọng nói và mọi truy vấn, Google đang hiểu rõ hơn về mục đích. Thêm vào đó là các dữ liệu địa phương (ví dụ là trong các thiết bị có hiển thị vịt rí), và vị trí địa lý trở thành một phần tự động của câu trả lời cho truy vấn. Kết quả là các kết quả tìm kiếm trở nên chính xác hơn, có khả năng hành động và giao dịch. Nội dung và bối cảnh Dựa trên các tùy chỉnh các hân và các hình mẫu được nhận thức của hành vi, trí thông minh nhân tạo đang hỗ trợ cho các kết quả tìm kiếm giọng nói sẽ dần tốt hơn trong việc hiểu được bối cảnh đằng sau truy vấn và cung cấp nội dung phù hợp để hỗ trợ cho câu trả lời. Điều này dẫn tới một điểm quan trọng mà giới marketing cần chú ý khi tối ưu cho tìm kiếm giọng nói: ngữ nghĩa có ý nghĩa rất to lớn. Thành công trong tương lai của tìm kiếm phụ thuộc vào việc cung cấp cho người dùng một trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Để làm điều đó, giới marketing phải thông minh hơn trong việc sản xuất nội dung. Nội dung nên được cấu trúc và viết để cung cấp các giá trị SEO truyền thống và đảm bảo rằng một công cụ giọng nói nhận thức và hiểu được bối cảnh và ý nghĩa của nội dung. Viết nội dung trả lời cho các câu hỏi của người dùng đang hỏi theo một cách hội thoại tự nhiên là cách tốt nhất để chuẩn bị cho tìm kiếm giọng nói. Hiểu được các sắc thái của các truy vấn tìm kiếm hội thoại có thể giúp bạn nhận thức được mục đích người dùng và đảm bảo rằng trang web của bạn có nội dung đúng để thích nghi với tìm kiếm giọng nói. Khi các nhà cung cấp công nghẹ tìm ra nhiều cách hơn để cải thiện trải nghiệm người dùng và tương tác từ tìm kiếm giọng nói, nội dung và bối cảnh sẽ thay thế cho các từ khóa. Tối ưu cho tìm kiếm giọng nói Mặc dù tìm kiếm giọng nói có thể còn hàng năm nữa mới trở nên phổ biến, những nó đã có đủ sự thúc đẩy để ta bắt đầu xem xét nó nghiêm túc. Trong khi công nghệ tìm ra cách kiếm tiền từ tìm kiếm giọng nói, giới marketing nên lên kế hoạch trước một năm. Dưới đây, tôi sẽ đưa ra cho bạn bốn bước chính phải làm khi xem xét việc chấp nhận của người dùng với tìm kiếm giọng nói và tối ưu cho thành công của tìm kiếm giọng nói. • Bước 1: Nghĩ về các mục đích trao đổi Hãy nhớ rằng các truy vấn tìm kiếm giọng nói khác biệt với các truy vấn tìm kiếm chữ thông thường về việc chúng được cấu trúc thế nào - tìm kiếm giọng nói về bản chất mang tính hội thoại hơn. Hãy mở rộng cái nhìn của bạn về mục đích của người tìm kiếm dựa trên các truy vấn dựa trên câu hỏi mà một người dùng có thể hỏi qua tìm kiếm giọng nói. Quan trọng là đem lại các kết quả chính xác hơn dựa trên bối cảnh dự kiến. • Bước 2: Nhắm vào phần đuôi-dài Các câu hỏi - ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào và như thế nào - đã kết hợp mạnh mẽ với các truy vấn tìm kiếm giọng nói, vì chúng mang tính chất hội thoại tự nhiên. Các thương hiệu nên dành thời gian để tìm kiếm các cụm từ khóa đuôi-dài sử dụng các từ này, và bắt đầu phát triển nội dung phù hợp cho những người sử dụng tìm kiếm giọng nói. Phát triển nội dung và mở rộng danh sách từ khóa (cả tự nhiên và trả phí) để nhắm mục tiêu vào các cụm từ khóa đuôi-dài. • Bước 3: Kiểm soát di động và đi vào địa phương Với sự chồng chéo đáng kinh ngạc giữa tìm kiếm di động và tìm kiếm giọng nói, hãy đảm bảo rằng tất cả các nội dung đã được chuẩn bị cho các thiết bị di động, đó là một bước quan trọng trong việc tối ưu hóa cho tìm kiếm giọng nói. Điều này bao gồm việc sử dụng các bố cục thân thiện với di động, nhưng đồng thời tối ưu cho tốc độ và chuẩn bị nội dung tối ưu cho di động. Nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương, hãy đảm bảo rằng bạn hoàn thiện tất cả các danh sách doanh nghiệp địa phương cho vị trí địa lý của công ty bạn. Thêm vào đó, đảm bảo rằng mỗi danh sách của doanh nghiệp bạn chính xác và hoàn thiện trên Google, Yelp, Bing, Apple Maps và các dịch vụ liên quan khác. • Bước 4: Xây dựng và cấu trúc nội dung, và sử dụng ngữ nghĩa Viết nội dung theo cách hội thoại, và nghĩ đến việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Xây dựng nội dung trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. Hãy đảm bảo các đánh dấu dữ liệu cấu trúc được tích hợp vào trang web của bạn nơi phù hợp. Khi người dùng tìm kiếm trên địa thoại, Alexa hoặc thiết bị khác, mục tiêu của bạn là trả lời các câu hỏi này với nội dung được viết tập trung vào các chủ đề đuôi-dài như một phần lớn của nội dung có trên trang của bạn. Kết luận Tìm kiếm giọng nói vẫn đang phát triển, và tiềm năng thực sự của nó có thể trong vài năm nữa. Những người khổng lồ công nghệ như Google, Amazon, Microsoft, Apple và Samsung đang nhanh chóng đổi mới với những phương thức mới để sử dụng dữ liệu và thể hiện kết quả tìm kiếm giọng nói trong toàn bộ các thiết bị cá nhân, thiết bị công việc và tại nhà. Thêm vào đó họ đang tìm ra các cách thức mới để kiếm tiền từ tìm kiếm giọng nói mà không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng. Các xu hướng tiêu dùng đang vượt trội so với sự chuẩn bị của marketing. Để đáp ứng được kỳ vọng của người dùng, giới marketing tìm kiếm nên bắt đầu phát triển một kế hoạch về tìm kiếm giọng nói ngay bây giờ. Nguồn: searchengineland.com/