Bạn đang băn khoăn về việc làm thế nào để hiểu về sự hiển thị tăng cường của các trang kết quả tìm kiếm? Nhà báo Pratik Dholakiya chia sẻ các thông tin hữu ích về các đoạn thông tin bổ trợ và dữ liệu cấu trúc để bạn có cơ sở.

google-code-seo-algorithm1-ss-1920

Từ khi được giới thiệu từ 2009, các đoạn thông tin bổ trợ hoạt động như việc “xem trước” các kết quả tìm kiếm Google, bổ sung thêm thông tin cho danh sách tìm kiếm giúp người dùng tìm chính xác được những gì họ tìm kiếm. Phụ thuộc vào nội dung trang, thông tin thêm này sẽ bao gồm điều hướng trang, đánh giá của khách hàng, thông tin TV và phim ảnh, thông tin sự kiện, thông tin về công thức nấu ăn, thông tin sản phẩm và những thứ tương tự thế.

Image-A-800x530

Bằng cách đánh dấu các trang web sử dụng từ vựng ở schema.org, các quản trị web có thể giúp trang của họ thích hợp để hiển thị đoạn thông tin bổ trợ trong các kết quả tìm kiếm. Trong khi Google không bảo đảm rằng các đoạn thông tin bổ trợ sẽ hiển thị với bất cứ trang nào, thì việc kết hợp đánh dấu dữ liệu cấu trúc làm cho các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, phân tích và hiển thị nội dung trang dễ dàng hơn. Mặc dù chúng đã có mặt trên bảy năm, vẫn có nhiều quan niệm sai lầm về các đoạn thông tin bổ trợ. Dưới đây là bốn điều bạn nên biết về chúng. 1. Các thẻ thông tin không phải đoạn thông tin bổ trợ Thẻ thông tin của Google (https://webmasters.googleblog.com/2016/05/introducing-rich-cards.html) thường được giới thiệu là bước tiếp theo của đoạn thông tin bổ trợ, là sự phát triển tiếp theo. Tuy nhiên chúng thực ra là một thứ khác, ở một vị trí khác trong hệ sinh thái SEO. Thẻ thông tin và đoạn thông tin mở rộng đều sử dụng đánh dấu dữ liệu cấu trúc để sản sinh ra kết quả tìm kiếm hiển thị nâng cao, trình bày nội dung trang với cách có ý nghĩa và chính xác hơn cho người dùng tìm kiếm Google. Nhưng điều đó không có nghĩa là vai trò và tính năng của chúng giống nhau.

Image-B

Thẻ thông tin được hiển thị ở một vùng ở trên kết quả tìm kiếm, và hiện tại chúng đang bị hạn chế chặt chẽ. Khi nào bạn sẽ thấy thẻ thông tin? • Chỉ kết quả tìm kiếm di động • Chỉ kết quả tìm kiếm bằng tiếng Anh • Chỉ kết quả về phim ảnh và công thức nấu ăn Thẻ thông tin sẽ không phải luôn bị giới hạn như vậy, nhưng sẽ luôn có giới hạn về không gian hiển thị. Thẻ thông tin là để tăng cường trải nghiệm người dùng tìm kiếm di động, bằng cách cung cấp một hình ảnh xem trước ở đầu kết quả tìm kiếm. Đoạn thông tin mở rộng là một thứ khác. Chúng áp dụng với nhiều kiểu nội dung hơn, và chúng hiển thị cùng với kết quả tìm kiếm nguyên bản. Điều đó có nghĩa nếu bạn không đứng đầu trong các kết quả tìm kiếm, đoạn thông tin mở rộng có thể giúp tăng truy cập và làm cho nó được tập trung hơn. Và trang của bạn có thể phù hợp với đoạn thông tin mở rộng thậm chí nếu bạn không thuộc vào nhóm nhỏ nội dung mà đang hoạt động với thẻ thông tin. 2. Các đoạn thông tin mở rộng không (trực tiếp) ảnh hưởng xếp hạng của bạn Mặc dù đã có gợi ý rằng đánh dấu cấu trúc một ngày nào đó sẽ được tính vào trong thuật toán xếp hạng, Google đã nói rõ rằng đoạn thông tin mở rộng hiện tại không ảnh hưởng tới xếp hạng của trang. Tuy nhiên trong khi đánh dấu dữ liệu cấu trúc cho đoạn thông tin mở rộng không làm việc như một dấu hiệu xếp hạng, nó có thể tạo ra các lợi ích SEO gián tiếp bằng cách giúp trang của bạn được đánh chỉ mục dễ hơn và cung cấp nhiều thông tin chính xác và tập trung hơn. Các dữ liệu trên trang (tỷ lệ nhấp chuột, tỉ lệ rời trang, thời gian dùng trang và tương tự thế) được tin rằng có ảnh hưởng đến xếp hạng - vì vậy càng nhiều truy cập chất lượng, tập trung mà bạn có càng tốt. Nói cách khác, lượng người dùng đến với trang nhiều hơn có thể dẫn tới thứ hạng cao hơn, và vì thế nhiều truy cập hơn, trong một vòng thành công của SEO. Đoạn thông tin mở rộng giúp bạn đạt được điều này bằng cách phân loại khách hàng trước. Nếu tìm kiếm Google dẫn tôi tới một trang kết quả tìm kiếm chỉ đưa ra danh sách kết quả với ít thông tin, tôi sẽ không biết được là danh sách đó phù hợp với gì mình muốn trừ khi nhấn vào đó. Khi tôi ghé thăm một trang, sau đó nhận ra nó không phù hợp và thoát trang, tôi sẽ không hài lòng. Tôi quan trở lại để tìm kiếm, và Google cũng không hài lòng. Và trang web tôi ghé thăm giờ sẽ có thống kê trên trang tệ hơn vì tôi đã quay lại trang kết quả tìm kiếm. Không ai có lợi với mô hình này. Với đoạn thông tin mở rộng, khách ghé thăm của bạn biết được bạn làm gì và có thể thậm chí xem được các bằng chứng mạng xã hội như là các đánh giá ngay trong đoạn thông tin đó. Các trang thương mại điện tử, blog, các trang giải trí và các trang khác có thể sử dụng đoạn thông tin mở rộng để phân loại trước truy cập, cải thiện cách mà họ phụ vụ người dùng và có được các lợi ích SEO gián tiếp. 3. Google có thể ẩn đoạn thông tin mở rộng của trang bạn trong vài trường hợp Google ưa thích dữ liệu cấu trúc - nhiều đến mức họ có một nỗ lực để bảo vệ tính toàn vẹn của nó: Chúng tôi tiến hành các kiểm tra bằng thuật toán và thủ công để đảm bảo rằng dữ liệu cấu trúc đó đạt các tiêu chuẩn liên quan. Trong trường hợp chúng tôi thấy dữ liệu cấu trúc này không tuân thủ theo tiêu chuẩn, chúng tôi có quyền ẩn đi các đoạn thông tin mở rộng cho một trang web để duy trì một trải nghiệm tìm kiếm chất lượng cao cho người dùng. Một lần nữa, Google khá rõ ràng về quan điểm của mình: Họ không chỉ ẩn đi các đoạn thông tin mở rộng tạo bởi các đánh dấu dữ liệu cấu trúc rác, mà họ cũng có thể phạt thủ công với trang của bạn. Vậy làm sao để tránh điều này? Hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng đúng kiểu đánh dấu cấu trúc dữ liệu cho kiểu nội dung của mình. Google hiển thị các kiểu thông tin mở rộng khác nhau phụ thuộc vào nội dung trang của bạn. Công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc của Google (https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0/) sẽ cho bạn thấy bạn đang sử dụng đúng lệnh cho trang của bạn hay không và đưa cho bạn những gợi ý và mẹo để thực thi nó với hiệu quả tốt hơn. Sau đó là việc xem xét nó ở quan điểm người dùng. Nếu bạn đang sử dụng đoạn thông tin mở rộng để tăng cường trải nghiệm tìm kiếm và phân loại trước truy cập thì bạn sẽ ổn - giả định rằng bạn không bất cẩn. Nếu bạn sử dụng nó như nơi để phục vụ cho từ khóa, thì bạn sẽ thất bại. 4. Google có ba công cụ giúp bạn về dữ liệu cấu trúc cho thông tin mở rộng Xây dựng và đánh dấu dữ liệu cấu trúc không phải luôn dễ dàng. Nếu nó không phải kỹ năng của bạn, bạn không chắc chắn về việc mình làm đúng hay không, hoặc bạn chỉ muốn kiểm tra đánh dấu dữ liệu cấu trúc của các trang lẻ, Google đã giúp bạn điều đó. Bởi vì họ muốn khuyến khích những gì mà họ coi là tốt nhất, Google cung cấp cho bạn rất nhiều hỗ trợ, đưa cho bạn ba công cụ miễn phí, toàn diện để kiểm tra dữ liệu cấu trúc. 1. Báo cáo dữ liệu cấu trúc. Google Search Console cung cấp một báo cáo dữ liệu cấu trúc (https://support.google.com/webmasters/answer/2650907) để xác định dữ liệu cấu trúc thấy trên trang của bạn. Báo cáo này sẽ giúp bạn kiểm tra kiểu dữ liệu cấu trúc nào có lỗi, ohan tích đến các lỗi cụ thể như thiếu trường (field) hoặc thiếu đánh giá tốt và tệ bằng cách nhấn vào chúng để xem nhiều thông tin hơn, và cung cấp lời khuyên để sửa chữa các đánh dấu trên trang. Nó cũng đồng thời xác nhận rằng đánh dấu được cập nhật là đúng hay không. 2. Làm nổi bật dữ liệu. Như một cách khác để thực thi đánh dấu, công cụ làm nổi bật dữ liệu (https://support.google.com/webmasters/answer/2692911) giúp Google hiểu được dữ liệu cấu trúc trên trang của bạn bằng cách cho phép bạn gắn thẻ dữ liệu với việc làm nổi bật chúng bằng chuột. Sau đó Google biết được nhiều hơn về trang của bạn và có thể hiện nó tốt hơn qua đoạn thông tin mở rộng trong trang kết quả tìm kiếm. 3. Công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc. Công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc của Google (https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0/) giúp các quan trị web phát triển, kiểm tra và điều chỉnh đánh dấu cấu trúc. Bạn có thể sử dụng tính năng FETCH URL để kiểm tra đánh dấu dữ liệu cấu trúc có trên một đường dẫn cho trước, hoặc tính năng CODE SNIPPET để kiểm tra mã lệnh đánh dấu bạn đã phát triển để xem nó có vượt qua các điều kiện không. Từ đây bạn có thể điều chỉnh mã lệnh nếu cần để xử lý các vấn đề nếu có. Bạn đang băn khoăn về việc bắt đầu từ đâu để phát triển đánh dấu của mình? Thư viện Search Gallery (https://developers.google.com/search/docs/guides/search-gallery) chứa một thư viện của các đoạn thông tin mở rộng và thẻ thông tin có thể được hiển thị như là một kết quả với việc thực thi đúng đánh dấu dữ liệu cấu trúc, cùng với các mẫu đánh dấu cho từng mục. Các kiểu dữ liệu tham khảo (https://developers.google.com/search/docs/data-types/data-type-selector) cho bạn xem xét tất cả các dạng dữ liệu bạn có thể triển khai, cho bạn thấy các trường đượng yêu cầu và khuyến nghị và cung cấp các ví dụ có thể được mở bởi công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc. Kết luận Các đoạn thông tin mở rộng có thể đưa đến cho bạn khả năng hiển thị tốt trên kết quả tìm kiesm khi bạn tiến hành đánh dấu dữ liệu cấu trúc đúng. Để đảm bảo rằng bạn sử dụng các công cụ Google đưa đến một cách có lợi cho bạn, hãy tìm hiểu kỹ hơn về kiểu thông tin mở rộng hữu dụng với ngành của bạn, và bạn sẽ ổn thỏa trên con đường cải thiện tỉ lệ nhấp chuột tự nhiên của mình với chỉ một chút nỗ lực. Nguồn: searchengineland.com